Giải mã: Có nên cho con đi du học không?

0
197

Những yêu cầu khắt khe của xã hội hiện đại dường như đang trở thành sợi thừng thít chặt thế hệ trẻ của nước ta. Làm thế nào để khởi nghiệp, để có thành tựu, có công danh sự nghiệp,…. trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt này? Người người nhà nhà trăn trở cho bản thân và cho con em mình.

Và đồng thời, mỗi ngày, hàng trăm gia đình lựa chọn để con em mình đến một vùng trời mới để học, để nắm bắt nhiều hơn một cơ hội phát triển, để các em được sống trong một môi trường mở. Nhưng bên cạnh đó, một làn sóng khác đến từ bộ phận người Việt cho rằng nên để thế hệ người Việt trẻ học tập, sống và cống hiến trên chính mảnh đất quê hương. Sao phải lặn lội đi xa rồi mãi chẳng trở lại?

Vậy thì, liệu việc có nên cho con đi du học không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi mang tính xã hội này trong bài viết dưới đây trước khi định hướng cho tương lai của con em chúng ta nhé.

Xu hướng du học của người Việt hiện nay

Bạn có biết, có đến trên 50% bậc phụ huynh Việt cho rằng bằng đại học trong nước là chưa đủ để con em họ có được thành tựu trong xã hội không?

Và có lẽ đây chính là lý do nhiều gia đình quyết định để con em đi du học cho dù là gia đình thành phố hay nông thôn. Dường như chuyện đi du học là cứu cánh, là chìa khóa thành công, là tấm thẻ để bẻ lái cuộc đời về hướng tốt đẹp hơn. Thậm chí, bên cạnh những trường hợp du học bằng học bổng, không ít gia đình quyết tâm tiết kiệm cho con đi du học tự túc.

Theo các thống kê chuyên ngành xã hội và giáo dục vào năm 2013 trung bình các gia đình đã chi trả 1,8 tỷ USD chi phí cho việc du học của con em mình. Con số này tương đương với 1% GDP trong năm đó.  Và đến năm 2016, mức chi phí được chi trả đã tăng gấp đôi. Đây quả thực là con số không hề nhỏ khi GDP một năm của nước ta chỉ khoảng 200 triệu USD.

Có lên cho con đi du học không?

Như chúng tôi đã đề cập, có quá nhiều ý kiến trái chiều để giải đáp câu hỏi này. Vậy thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu những lợi và hại của việc cho con đi du học rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng này nhé.

co-nen-cho-con-di-du-hoc-khong-3

Những lợi ích của việc cho con đi du học

Lợi ích về văn hóa và ngôn ngữ

Không thể phủ nhận rằng lợi ích đầu tiên của việc đưa con đi du học chính là về ngôn ngữ và văn hoá. Nếu việc học ngoại ngữ trong nước còn những bất cập trong rèn luyện và sử dụng thì du học chính là chìa khoá để các em có được cơ hội thực hành ngôn ngữ mới tại đất nước mà chúng đến du học.

Có đến một nửa các phụ huynh quyết định cho con đi du học để phát triển khả năng ngoại ngữ. Đương nhiên việc thông thạo ngoại ngữ sẽ mang đến không ít cơ hội phát triển cho người trẻ trong tương lai dù về nước hay ở lại nước ngoài.

Với lĩnh vực văn hoá, du học là cơ hội độc nhất để con em chúng ta tiếp xúc trực tiếp với những nền văn hoá mới. Điều đặc biệt là khi du học, người trẻ không chỉ được tiếp xúc với duy nhất một nền văn hoá thôi đâu, thông qua bạn bè du học sinh, các em sẽ có cơ hội thấu hiểu nhiều nền văn hoá khác nhau từ Đông sang Tây. Trao đổi văn hoá quốc tế sẽ mang đến cơ hội học hỏi kiến thức, mở rộng giao tiếp, củng cố kiến thức, sự tự tin cho người trẻ.

Thực tập để có thể làm việc chuyên nghiệp chuẩn quốc tế

Rõ ràng là môi trường học tập trong nước khiến người trẻ gặp một số khó khăn khi hòa nhập trong các doanh nghiệp quốc tế. Trái lại, với những người có cơ hội đi du học, họ lại có lợi thế lớn trong những cuộc cạnh tranh vào làm trong những tập đoàn quốc tế.

Nền tảng du học tạo ra những thuận lợi về ngôn ngữ, lối sống, kinh nghiệm văn hoá, ứng xử và tương tác với môi trường làm việc đa quốc gia. Chính vì thế mà khả năng thành công của những người trẻ đi du học sớm là cao hơn nhiều.

Co-nen-cho-con-di-du-hoc-2

Thêm kỹ năng tăng hành trang cho tương lai

Nếu đi du lịch giúp chúng ta mở mang tầm mắt về thế giới thì du học lại có thể mở rộng sâu hơn về tầm nhìn, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Đa số những người trẻ từng du học, làm thêm hoặc làm chính thức tại những nước sở tại thường có cách tư duy tương đối nhạy bén với các tình huống. Kỹ năng giao tiếp, làm việc, ứng xử của chúng ta sẽ được mài giũa phù hợp với xu hướng quốc tế: văn minh, lịch sự nhưng cũng vô cùng sắc bén.

Có thể nói môi trường du học chính là nơi mà người trẻ tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sống, làm việc cho bản thân. Thử hỏi còn cách nào học ngôn ngữ nhanh và khắc sâu hơn khi bạn sống ở một nơi mọi người nói một ngôn ngữ chung còn bạn nói một ngôn ngữ riêng? Đó là lý do tại sao nhiều gia đình lựa chọn cho con cái đi du học.

Thứ mà người trẻ nhận được sau những năm tháng tha hương chính là tính tự chủ, sự tự tin, kiến thức cứng và kỹ năng mềm.

Co-nen-cho-con-di-du-hoc

Nên đi du học từ lớp mấy?

Bạn cho rằng nên để con cái trưởng thành ở nước nhà rồi mới tính chuyện đi du học? Đây chính là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh Việt hiện nay. Tuy nhiên tâm lý thương con này lại chính là cản trở lớn trong việc để trẻ hòa nhập nhanh chóng hơn trong môi trường quốc tế.

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ tuổi lý tưởng nhất để đi du học nằm trong khoảng từ 13 – 17 tuổi, tức là trong giai đoạn trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Nguyên nhận không chỉ đơn thuần vì trẻ em trong độ tuổi này đã phần nào biết tự lo cho mình hay biết nấu cơm, giặt đồ,…

Sâu xa hơn, trong khoảng từ 13 – 17 tuổi, đa số thanh thiếu niên có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới, dễ dàng quên nỗi nhớ nhà và học tập ngôn ngữ mới tốt hơn so với người trưởng thành. Cách học ngôn ngữ của các em trong độ tuổi này khi du học chắc chắn có thể chuẩn quốc tế hơn so với việc rèn luyện ở trong nước. Và tất nhiên, nếu muốn con cái tự lập, tự tin, bạn nên tính toán đưa các em đi du học sớm.

Hi vọng qua những phân tích mà chúng tôi đưa ra trong bài viết trên, bạn và gia đình có thể nhận định đúng đắn hơn về việc có nên cho con đi du học không?. Và như Trần Lập đã hát, “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai…” Chẳng có thành công nào đến dễ dàng, cho nên người trẻ và gia đình ạ, đừng vì khó quá của hiện tại mà bỏ qua những vinh quang trong tương lai. Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng những hành trang cho con mình đi du học, hãy để con bạn “chạm đến chân trời tri thức” tại một nền giáo dục tiên tiến. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Giải mã: Có nên cho con đi du học không?
5 (100%) 1 vote